Khung đọc mở Khung đọc mã

Hình 3: Khung III là khung đọc mở.

Trong 6 cách tham chiếu ở cùng một chuỗi pôlinuclêôtit như trên, thì chỉ có thể có một cách tham chiếu dẫn đến kết quả tạo ra chuỗi pôlipeptit, nếu tham chiếu đó bắt đầu từ côđon 5' AUG 3' và kết thúc bằng côđon 5' UAA 3', hay 5' UAG 3' hoặc 5' UGA 3'.[10]

Giả sử có chuỗi pôlinuclêôtit trên phân tử mARN với trình tự là: 5' UCAUGAUCUCGUAAGA 3' , được đọc theo chiều 5'→3' (hình 3). Có ba cách đọc mã, do đó có ba khung đọc như sau.

  • Nếu tham chiếu (đọc) từ nuclêôtit số 1 thì được khung đọc I, với kết quả trên lí thuyết là chỉ có một axit amin là Ser (Xê-rin).
  • Nếu tham chiếu (đọc) từ nuclêôtit số 2 thì được khung đọc II, với kết quả trên lí thuyết là His-Asp-Leu-Val-Arg (Histiđin-Asparagin-Lơxin-Valin-Acginin).
  • Nhưng hai kết quả trên không thu được trong thực tế, bởi vì "phức hợp dịch mã" không thể "hiểu" nó cần khởi đầu từ đâu và phải kết thúc chỗ nào. Chỉ có khung III bắt đầu tham chiếu từ bộ ba mở đầu (start codon) mã hoá Met (mêtiônin) và có mã dừng (stop codon) mới cho dịch mã có kết quả. Khung III được gọi là khung đọc mở (open reading frame, thường viết tắt là ORF.

Theo nghĩa rộng hơn, khung đọc mở (ORF) là khung đọc có khả năng được phiên mã thành ARN và được dịch mã thành prôtêin đòi hỏi một chuỗi DNA liên tục từ một codon khởi đầu, qua một vùng tiếp theo thường có độ dài là bội số của 3 nuclêôtit, đến một codon dừng trong cùng một khung đọc. [11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khung đọc mã //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10331277 //dx.doi.org/10.1093%2Foxfordjournals.molbev.a0261... http://www.iiisci.org/Journal/CV$/sci/pdfs/P842315... http://mbe.oxfordjournals.org/content/16/4/512.sho... https://www.encyclopedia.com/science-and-technolog... https://www.merriam-webster.com/dictionary/reading... https://academic.oup.com/mbe/article/16/4/512/2925... https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-... https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/...